CÔNG TY TNHH CẢNG & LOGISTICS TÂN CHI

Địa chỉ: Thôn Chi Đống, Xã Tân Chi, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Hotline: 0983 853 998 - Mobile: 0983 853 998 - Email: tanchiport@gmail.com

Tin tức

Cách để vận tải hàng hóa thông suốt trong dịch

Cách để vận tải hàng hóa thông suốt trong dịch

tamdabaco 2024-03-16 16:15:33

Chủ doanh nghiệp, hiệp hội vận tải hàng hóa, chuyên gia cùng đưa ra các giải pháp để vừa chống dịch hiệu quả, vừa lưu thông hàng hóa thuận tiện.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên ngoài việc phải đảm bảo nguyên tắc 5K, các doanh nghiệp (DN) vận chuyển hàng hóa, thực phẩm bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với tài xế khi ra vào thành phố và các địa phương. Theo đó, cứ ba ngày hoặc một tuần, các tài xế lại phải đi tìm nơi xét nghiệm thì mới có thể tiếp tục công việc.

Để loại “giấy thông hành” này không là lực cản và kết hợp với các biện pháp khác để chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy, nhiều đề xuất được đưa ra.

Cách để vận tải hàng hóa thông suốt trong dịch - ảnh 1

Tài xế xe tải xét nghiệm COVID-19

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, tiêm vaccine

Anh Hữu Tài, chủ DN chuyên chở hàng đông lạnh giữa các tỉnh và TP. Bắc Ninh, cho biết hợp đồng vận chuyển không có điều khoản liên quan đến chi phí xét nghiệm nên DN hoặc tài xế phải bỏ tiền túi ra làm. “Cái khó là giá xét nghiệm mỗi nơi mỗi kiểu, quy định hiệu lực của giấy xét nghiệm cũng do từng địa phương quyết định nên các tài xế phải tự cập nhật để làm theo” - anh Tài nói.

Theo anh Tài, tài xế muốn có kết quả sớm thì phải đi xét nghiệm từ 6 giờ sáng, còn nếu đi muộn thì có khi phải chờ cả ngày vì quá đông. Một số tài xế thà chấp nhận nghỉ việc thay vì đi xét nghiệm ba ngày/lần. “Có tài xế đi xét nghiệm gặp tài xế khác ngồi cách 3-4 dãy ghế có kết quả dương tính nên khi về nhà rất lo sợ, công ty phải trấn an mãi” - anh Tài dẫn chứng.

Một tài xế thuộc Hợp tác xã vận tải, chuyên chở hàng đi tỉnh cho biết mỗi lần xét nghiệm mất 250.000-350.000 đồng, tính ra một tháng mất hơn 1 triệu đồng. “Vì phòng chống dịch bệnh cũng đành chấp nhận, chúng tôi có việc là mừng rồi vì lượng xe tải xếp hàng ở bãi đang nhiều hơn số xe được vận chuyển” - tài xế này chia sẻ.

Anh Tài phổ biến kinh nghiệm đang áp dụng tại DN mình: “Khi tài xế từ TP.HCM vận chuyển hàng đến DN tại tỉnh Sóc Trăng, tài xế chỉ cần ngồi yên trên xe và không giao tiếp với người tại công ty nhận hàng. Sau đó, nhân viên của công ty sẽ tự san hàng hóa và kiểm hàng, giấy tờ cũng được tài xế để sẵn tại khu vực quy định trước”.

Nếu hai bên đã là đối tác vận chuyển lâu năm thì không lo việc có gian dối trong giao nhận, áp dụng cách này khỏe cho cả nơi nhận hàng và người vận chuyển. Theo anh Tài, các DN khác nên áp dụng cách này để bảo vệ các tài xế trong mùa dịch.

Chia nhỏ, phân luồng ở các chốt kiểm dịch

 

Theo ông Lê Thiệp Một doanh nghiệp vận tại tại Bắc Ninh  cho biết các tài xế của DN đã được tiêm mũi 1 vaccine luôn mang theo giấy xét nghiêm trong 3 ngayfganf nhất để đảm bảo đủ điều kiện luuw thông, khi qua chốt kiểm tra người nào đủ điều kiện thì cho qua, còn không đủ điều kiện thì phải kiểm tra hoặc cho xe quay đầu.

Do đó, cơ quan nhà nước nên tăng cường các chốt kiểm dịch, chia thành nhiều điểm để kiểm soát vì lượng xe tải di chuyển từ TP đi các tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, cần thêm nhân lực ở các chốt để điều phối phân luồng theo hướng tài xế có giấy xét nghiệm, có chứng nhận tiêm vaccine sẽ kiểm tra một trạm riêng, còn những tài xế chưa có các giấy tờ này sẽ được hướng dẫn qua trạm kế tiếp.

Hiệp hội vận tải kiến nghị thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19

Theo tìm hiểu của chúng tôi, quy định về thời hạn có giá trị của giấy xét nghiệm COVID-19 hiện nay ở mỗi tỉnh, TP khác nhau. Nơi cho phép giấy xét nghiệm có thời hạn bảy ngày, nơi thì năm ngày, có nơi chỉ cho ba ngày. Thậm chí một số công ty còn có yêu cầu riêng, quy định tài xế chở hàng phải có giấy xét nghiệm giá trị trong vòng ba ngày và phải tiêm đủ hai mũi vaccine, gây khó khăn cho các DN vận tải.

Trước thực tế này, ngày 6-7, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, đã gửi kiến nghị đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam những giải pháp nhằm tăng cường quản lý phòng dịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Cụ thể, hiệp hội kiến nghị việc xét nghiệm (đối với người chưa xét nghiệm) tại các chốt kiểm soát người vào địa phương; chỉ xét nghiệm người đến địa phương, không áp dụng với người đi qua và ra khỏi địa phương.Đặc biệt, hiệp hội kiến nghị Tổng cục Đường bộ thống nhất thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19 là bảy ngày. Ngoài ra, hiệp hội kiến nghị các biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm phòng dịch của người điều khiển và chủ phương tiện vận tải như thực hiện biện pháp 5K, khai báo y tế, khử khuẩn…